Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Ý nghĩa của việc bái sám là gì? Các nghi lễ cho vong hồn siêu độ

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 29/06/2022
Ý nghĩa của việc bái sám nghĩa là sám hối, trong đó "sám" nghĩa là xóa bỏ mọi nghiệp chướng đã gây ra, "hối" nghĩa là hối cải để sau này sẽ không tạo ra những nghiệp chướng đó nữa. Sám hối thực ra chính là việc chúng ta thành tâm lễ Phật, tụng kinh, niệm tên hiệu của đức Phật.

Thế nào là "nghiệp"

Nghiệp là dịch nghĩa từ chữ "karma" trong tiếng Phạn. "Nghiệp" báo gồm ba hàm nghĩa: Tạo tác, hành động và làm việc. Ở Ấn Độ cổ, trước khi Phật Đà xuất thế, mọi người giải thích "nghiệp" nghĩa là "làm một việc". Họ cho rằng vì hữu dục, vì có rất nhiều dục vọng khác nhau, ý niệm của chúng ta luôn có ý chí và phương hướng nên có dục vọng ắt sẽ tạo nghiệp, có nghiệp tất có báo ứng. Từ "nghiệp" trong ngôn ngữ Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh hàm nghĩa "tạo tác". Những ý nghĩ nảy sinh trong đầu chúng ta, những phiền muộn đối với môi trường bên ngoài; ý nghĩ trong tâm trí dẫn đến hành vi tương ứng. Hành vi có thể được chia thành thân, khẩu và ý: Dùng thân thể để thực hiện, dùng miệng để nói hoặc suy nghĩ trong tâm tưởng. Tất cả đểu là hành động, gọi là "tạo tác" hoặc là "nghiệp". Một quá trình "tạo tác" như vậy sẽ dẫn đến quả báo trong tương lai; khi còn sống tạo thiện nghiệp thì sau khi chết sẽ nhận được quả báo tốt đẹp; ngược lại, khi còn sống tạo ác nghiệp thì sau khi chết sẽ nhận được quả báo ác độc tương xứng.

Các dạng bài sám

Mục đích của việc bái sám là để tiêu nghiệp. Bái sám gồm có "sự sám" và "lý sám". Sự sám chính là phát lộ sám, dùng bốn thứ là hương, hoa, nước và quả để cung kính cúng dường Phật pháp tăng tam bảo, thành tâm sám hối trước tam bảo. Dạng thứ hai là "quán tội tính không", quán về tính tội không có được, thân thế cũng không có được, tâm cũng không có được. Trong tâm tưởng không có bất cứ một niệm nào nảy sinh; gọi là "vô sinh sám". Không có bất cứ một niệm nào, đứng thật thẳng, đứng thật cao, vậy thì còn có tội gì? Tất cả tội nghiệp đều có thể bị diệt hết, như Thiền tông tổ sư đã nói: "Phòng tối vạn năm, một ngọn đèn là phá được". "Một ngọn đèn" ở đây chính là "không nåy sinh bất cứ một niệm nào". Những căn bệnh u tối từ trăm ngàn vạn kiếp trước của chúng ta, chỉ cần bây giờ chúng ta biết an trụ, sáng suốt, đạt đến cảnh giới "bất khả tư nghị" thì tất cả tội nghiệp đểu sẽ tiêu biến.
 
Màn đêm của nghiệp ác dần dùng ngọn đèn sám hối mới có thể nhận thức và nhìn rõ, như vậy sẽ đến được cảnh giới bất khả tư nghị

Ý nghĩa của bái sám

Nếu kết hợp từ "sám hối" theo tiếng Phạn và tiếng Hán; tiếng Phạn"sám ma" và tiếng Hán là "hối cải" thì sẽ được từ "sám hối". "Sám" biểu thị tiêu trừ tất cả mọi tội nghiệp đã gây ra trước đó, "hối" biểu thị sẽ không phạm phải những tội lỗi mới. Chúng sinh từ trước đến nay, vì ngu muội tối tăm, tham lam tức giận nên đā tạo ra không biết bao nhiêu tội nghiệp, phải lưu chuyển trong sáu Cõi luân hồi, chịu đựng nhiều nỗi thống khổ. Đức Phật Di Đà thương xót chúng sinh, đã dựng nên pháp môn bài sám tiêu nghiệp, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ nạn, cầu dược thiện quả. Phương pháp bái sám gôm có; Lương Hoàng Bảo sám, Phật thuyết báo ân bảo sám, Tam muội thuỷ sám, Đại bi sám, Dược sư sám, Tịnh độ sám, Địa tạng sám, Thiên Phật sám,... Chúng sinh bằng tăm lòng sám hối chân thành, tu luyện theo một trong các phương pháp bái sám nêu trên sẽ có thể diệt trừ mọi ác nghiệt, kéo dài phúc huệ để được giải thoát.
 
Trong xã hội truyền thống Trung Quốc, từ Hoàng đế đại thân đến lê dân trăm họ, khi tổ chức việc tang lễ đểu phải mời các tăng lữ nhà Phật hoặc các đạo sĩ Đạo giáo đến lập đàn tụng kinh, siêu độ cho vong hôn của người đã khuất.

Làm công đức

Ở Trung Quốc thời cổ đại, khi tổ chức tang lễ, thân nhân người quá cố thường mời các hoà thượng đến tụng kinh để siêu độ cho vong hồn, tục gọi là "làm công đức". Khi "làm công đức", tất cả hiếu tử (con cái) của người chết đểu phải nghe theo sự chỉ huy của các hòa thượng. Trước hết, phải treo tại linh đường một bức tranh Quan  Âm cùng với tranh vẽ Thập điện Diêm Vương và 18 tầng địa ngục. Các năng ni sẽ tụng kinh, sau đó làm "tứ xuất liên". Nếu người chết là nam giới thì sẽ chỉ làm lễ "đến tháp" và "qua cầu"; nếu người chết là nữ giới thì phải thực hiện đầy đủ cả bốn lễ là "đến ao sen", "qua cầu","lễ huyết bổn" và "tán hoa". Con trai và con gái của người chết phải bố thí nhiều, đặt nhiều lễ để siêu độ cho người chết đổng thời rải tiền mãi lộ (mua đường). Khi làm lễ "đến tháp" hoặc "đến ao sen", trước hết sẽ treo một tháp bằng giấy ở trong sảnh đường, các hòa thượng tụng kinh để mời thần tiên ở các con đường đến, sau đó cẩm "phướn dẫn đường" để dẫn các con của người chết đi vòng xung quanh tháp hoặc ao. Nghi lễ "qua cầu" lại dùng các ghế tựa làm từ gỗ cây xuân xếp làm cầu; hoà thượng đi trước dẫn đường, các con cẩm lư hương đi theo phía sau. Khi thực hiện "tứ xuất liên", các hoà thượng sẽ hát bài "Thỉnh tiên khúc" và "Dẫn hồn khúc".
 
Thực hiện xong "tứ xuất liên", các hoà thượng sẽ tắm gội và thay quần áo cho người chết để họ được lên trời. Trong sảnh bày một chậu lớn được đố đẫy nước sạch, quây chiếu cói mới xung quanh; hoà thượng đặt phướn dẫn hồn vào trong chiếu, sau đó vừa lắc chuông vừa tụng kinh, các con của người chết đều quỳ dưới đất. Sau đó các con đốt xiêm áo, đổ lễ, tiễn bạc và đồ dùng khác để gửi cho người chết sử dụng ở cõi âm, gọi là "quy tiến". Đến đây, việc "làm công đức" coi như đã xong.

Tụng kinh trong Đạo giáo

Đạo giáo cho rằng việc tụng kinh sẽ có tác dụng to lớn. Tụng kinh cho linh hồn có thể giúp họ nhanh chóng giải thoát khỏi những khó nạn ở cõi địa ngục nhờ vào sự trợ giúp của các bài kinh. Các bài kinh Đạo giáo thường tung niêm trong tang lễ là "Độ nhân kinh", "Bảo hoàng kinh", "Tam quan kinh",.. Người dân khi tổ chức việc tang thường mời hòa thượng hoặc đạo sĩ đến nhà tụng kinh; việc này không có quy định nhất định nên cũng có lúc cả hoà thượng và đạo sĩ cùng được mời đến. Vì vậy, sau đời Minh - Thanh, thường thấy xuất hiện nhiều vị hòa thượng tụng niệm cả "Độ nhân kinh" của Đạo giáo và cũng có cả những đạo sĩ lại tụng niệm kinh Phật như "Quan  m phổ môn phẩm". Tuy nhiên, nếu lập đạo tràng trong đạo quan thì kinh được tụng niệm nhất định phải là của Đạo giáo. Hỏi thứ 30 trong tác phẩm "Hồng lâu mộng" miêu tả cảnh sau khi Tần Khả Khanh qua đời, đúng đến ngày thứ 49, trong phủ đã mời 108 vị hoà tượng đến tụng kinh, lại mời 99 vị Toàn Chân đạo sĩ đến lập đàn giải oan trừ hạn trong 49 ngày. Đương nhiên, đó chỉ là việc làm của một gia đình thuộc hàng quý tộc. Tầng lớp dân chúng bình dân không có đủ tiễn để làm được long trọng đến vậy nhưng vì "trên làm dưới cũng phải theo"; thị hiếu thời kỳ đó là như thế, các gia đình bình thường cũng cố gắng trong phạm vi có thể để mời đạo sĩ, hoà thượng đến tụng kinh siêu độ cho người thân của mình.

Trong phong tục dân gian Trung Quốc không chỉ có nghi lễ siêu độ để vong hồn người chết sớm được đến cõi cực lạc mà người nhà còn phải mời đạo sĩ đến làm lễ thắp đèn, ngắm mượn sự quang minh của các vị thần thánh mà thắp sáng con đường lên trời cho vong hồn đó.

Giới thiệu sơ lược về nghi lễ thắp đèn

Thắp đèn là một nghi thức thường thấy trong việc thiết đàn niệm kinh làm phép của Đạo giáo, có đặc trưng là hình ảnh đạo sĩ thực hiện cẩm ngon đèn lổng cháy sáng trong tay. Đạo giáo cho rằng, đèn là một công cụ làm phép rất hữu dụng, có ý nghĩa tượng trưng cho ánh sáng, tiêu tai trừ hại và cứu khổ nhân loại. Anh sáng đèn của các bậc thần thánh có thể thông đạt tới thần linh và cũng có thể chiếu rọi tới tận địa phủ, siêu độ cho các linh hồn. Lễ thắp đèn thường được tổ chức sau lúc hoàng hôn. Cách bố trí đàn tràng trước hết cần có đèn, trong tay vị đạo sĩ hành lễ cũng phải cầm đèn. Cách bố trí đàn tràng trong lễ thắp đàn đã có rất nhiều thay đổi qua các triều đại lịch sử. Với mỗi lễ thắp đèn khác nhau lại phải bố trí một đàn tràng khác nhau.
 
Đạo giáo gửi gắm uy lực linh diệu của đạo mình vào " pháp đăng", có thể chiếu sáng cõi ngục u tối, tế độ vong linh.

Lễ thắp đèn Cửu U

Lễ thắp đèn có thể được chia thành hai dạng lớn là đền hoàng lục nhằm cứu vớt các vong hồn và đèn kim lục nhâm tiêu tai cát phúc. Trong đó, lễ thắp đèn hoàng lục thường gặp hơn cả. Ở đây, xin được giới thiệu đến bạn dọc về lễ thắp đèn Cửu U ở Thượng Hải, Trung Quốc. Lễ thắp đèn Cửu U có tính đại diện tiêu biểu nhất trong các lễ thắp đèn hoàng lục, gồm các bước chủ yếu sau đây:
  • Bắt đầu: Bao gồm nhập đàn, thắp hương, nâng rượu mời thiên tôn, dọc kệ, đốt đèn, mời thánh, tấu biểu. Pháp sư và các đạo sĩ nhập đàn; đốt hương cúng dường Thái Ất Cứu Khổ thiên tôn, Cửu U Bạt Tội thiên tôn, Thập Phương Cứu Khổ thiên tôn, Đăng Quang Phổ Chiếu thiên tôn, Cửu U Chư thiên địa ngục chủ, lên đàn cảm ứng, đều hiện uy linh. Sau đó đọc bài "đăng kệ". Đốt đèn, thắp sáng các đèn làm công cụ hành lễ, tượng trưng cho việc dùng ánh sáng của đèn pháp (pháp đăng) chiếu rọi cõi địa ngục, giúp các vong hồn thoát khỏi địa phủ. Mời thánh, tức là thỉnh mời các vị quan cai quản địa phủ như Thái Ất Cứu Khổ thiên tôn, Đông Nhạc Đại Đế giáng lâm đàn tràng. Tấu biểu, thức là trình bày mục đích và ý nghĩa việc lập đàn tràng tới các thiện tôn và thần tiên uy linh bốn phương đã giáng lâm xuống đàn tràng, thỉnh cầu các vị thiên tôn bảo hộ cho đàn tràng, cứu vớt các vong hồn ở cõi u minh.
  • Trọng tâm: Tức là phá ngục. Pháp sư và các đạo sĩ đị một vòng xung quanh dàn tràng, bắt đầu xuất phát từ hướng đông theo chiều kim đồng hồ, bái ta thần tiên, thiên tôn ở cát phường và các thần linh cai quản địa ngục. Sau khi về lại vị trí xuất phát ban đầu ở hướng đông, pháp sư sẽ tổn tướng, bộ cang, bắt quyết; sau đó dùng pháp trượng vẽ bùa đã cẩm trong tay làm động tác mỡ của ngực trên bức tranh, đại diện cho địa ngục ở hướng đông, miệng niệm chú, tượng trưng cho việc phá cửa địa ngục phương đông. Các đạo sĩ ở hai bên nhất tể lên tiếng tán tụng Đông phương ngọc bảo Hoàng thượng Thiên tôn. Sau đó, pháp sư sẽ lần lượt phá địa ngục ở các phương khác cūng bằng phương pháp tương tự.
  • Kết thúc: Sau khi pháp sư lần lượt phá hết các địa ngục ở chín phương, các linh hồn có thể nhờ vào ánh sáng đèn chiếu rọi mà thoát ra khỏi địa ngục. Khi đó, mục đích của lễ "Thắp đèn Cửu U" đã được hoàn thành. Cuối cùng, pháp sư làm sạch đạo tràng, các đạo sĩ rắc hoa, dọn sạch đàn tràng. Khâu sau cùng là lễ "hồi hướng", cầu xin các thần linh đại từ đại bi sẽ đại xá, tha tội và miễn trừng phạt cho những sơ xuất của pháp sư trong suốt quá trình hành lễ. Đến đây, nghi lễ thắp đèn mới thật sự kết thúc
Viết bình luận của bạn